Sự phát triển
của ở việt nam có thể chơi bet365 không?_bet365 chau a_cá cược thể thao bet365

Phòng và tránh bệnh thủy đậu khi thời tiết giao mùa.

Cần phòng tránh bệnh thủy đậu với thời tiết giao mùa này.

Bệnh Thủy đậu là bệnh gì?

Bệnh Thủy đậu là một bệnh lây nhiễm thường gặp, do vi rút Varicella Zoster gây ra. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, trẻ em mắc nhiều hơn người lớn và thường nhẹ hơn người lớn.

Bệnh Thủy đậu có nguy hiểm không?

Thủy đậu là một bệnh nhẹ, lành tính. Bệnh tiến triển khoảng 10-15 ngày rồi tự khỏi.

Tuy vậy vẫn có một số trường hợp có biến chứng nhất là ở trẻ em nhỏ dưới 1 tuổi, những cơ thể đặc biệt bị giảm sút sức đề kháng (người bị các bệnh suy giảm miễn dịch, người bị nhiễm HIV/AIDS), có thể bị biến chứng nhiễm trùng da, Zona (giời leo).

 

 

Phụ nữ mang thai bị thủy đậu trong thai kỳ thường nặng và có thể gây nên những dị tật bẩm sinh cho thai nhi như: teo chi, dị tật ở mắt, dị tật ở hệ thần kinh trung ương…

Bệnh lây lan như thế nào?

 

Thủy đậu rất dễ lây, dễ bùng phát thành dịch:

 

Bệnh lây do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc do hít phải dịch tiết mũi họng của người bệnh có trong không khí.

 

Người bệnh có khả năng lây cho người khác từ 1-2 ngày trước khi phát ban cho đến khi các nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn. 

Bệnh biểu hiện như thế nào?

 

 

 

15 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn lây, bệnh nhân sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi, đau họng.    

Xuất hiện các nốt ban đỏ, ngứa trên da ở vùng đầu, mặt rồi lan ra khắp thân người, kể cả bộ phận sinh dục.

Sau 12-24 giờ, các nốt ban tiến triển thành các nốt phỏng nước, bên trong chứa chất dịch trong suốt. Các nốt phỏng nước vỡ ra, khô lại thành vảy, bong vảy sau 5-10 ngày và khôn để lại sẹo vĩnh viễn nếu không bị nhiễm trùng da thứ phát.     

Nên làm gì khi có người thân bị thủy đậu?

Nên đưa bệnh nhân đến khám tại các cơ sở y tế để được hướng dẫn xử trí thích hợp, cụ thể như sau:

Để bệnh nhân nằm trong phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời.

Vệ sinh mũi họng hằng ngày cho bệnh nhân bằng dung dịch nước muối sinh lý 9% (nước muối sinh lý và dung dịch Milian có bán ở nhà thuốc tây)

Thay quần áo và tắm rửa hằng ngày cho người bệnh bằng nước ấm. Nên cho người bệnh mặc quần áo rộng, nhẹ, mỏng.

Cắt móng tay và giữ móng tay trẻ sạch. Có thể dùng bao tay vải để bọc tay trẻ nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng da do trẻ gãi gây trầy xước các nốt phỏng nước.

Dùng dung dịch Milian chấm lên các nốt phỏng nước (tốt nhất là khi các nốt phỏng nước đã vỡ).

Cho trẻ uống Paracetamol để hạ sốt nếu trẻ sốt cao (không được dùng thuốc Aspirine)

Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả (cam, chanh)

                     

Phòng bệnh thủy đậu như thế nào?

Phát hiện bệnh sớm và cách ly người bệnh để tránh lây lan cho cộng đồng:

Thời gian cách ly: nghỉ học, nghỉ làm 7 ngày từ lúc bắt đầu phát ban hay khi nốt rạ đã bong vảy.

Người bệnh nên ở phòng riêng, sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng.

Thực hiện vệ sinh phòng ở của người bệnh (bàn ghế, tủ giường, đồ chơi…) hàng ngày bằng nước Javel, hoặc dung dịch Cloramin B 2% sau đó rửa lại bằng nước sạch. Đối với những đồ vật nhỏ có thể đem phơi nắng.

Hạn chế tiếp xúc với người bệnh: khi cần tiếp xúc thì phải đeo khẩu trang. Sau khi tiếp xúc phải rửa tay ngay bằng xà  phòng. Đặc biệt phụ nữ đang mang thai cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với người bệnh. 

Tiêm chủng là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh Thủy đậu

Lưu ý:

  • Phụ nữ 1 – 3 tháng sau khi tiêm ngừa vắc xin mới được phép mang thai.
  •      
  • Phụ nữ đang mang thai mà bị nhiễm vi rút Thủy đậu hoặc sống trong vùng có dịch Thủy đậu nên đến khám tại các BV Phụ sản để được tư vấn, theo dõi và điều trị thích hợp. 
  • Những ai cần được tiêm chủng?      

    Tất cả các trẻ em trên 12 tháng tuổi.

    Người lớn chưa từng được tiêm ngừa Thủy đậu.

    Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chưa từng bị bệnh Thủy đậu hoặc chưa được tiêm phòng lúc nhỏ.   

    Những đối tượng nào không nên tiêm phòng vắc xin ngừa thủy đậu?

    Những phụ nữ đang có thai hoặc nghi ngờ có thai.

    Những người dị ứng với thuốc Neomycine.

    Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc Corticoids.

    Bệnh nhân bị bệnh ác tính về máu.

    Bệnh nhân bị nhiễm trùng cấp tính hoặc đang bị sốt.

    (sưu tầm từ nguồn http://tudu.com.vn/vn)

    Blog mới nhất

    Xem thêm
    Bạn có nội dung cần chia sẻ?
    Viết blog
    Quản lý blog
    Bạn có nội dung cần chia sẻ?
    Viết blog
    Quản lý blog
     Thành viên nổi bật trong tuần
    • Loan Thanh
      • 802 chủ đề | 
      • 32072 trả lời
      tích lũy được 8617 điểm
      1
    • Phạm Ngọc Ánh
      • 930 chủ đề | 
      • 10311 trả lời
      tích lũy được 7381 điểm
      2
    • Uyen Van
      • 456 chủ đề | 
      • 8896 trả lời
      tích lũy được 6834 điểm
      3
    • Mẹ Suti
      • 987 chủ đề | 
      • 12490 trả lời
      tích lũy được 6739 điểm
      4
    • Kim Thoa Bui Thi
      • 801 chủ đề | 
      • 10132 trả lời
      tích lũy được 6058 điểm
      5
     Kết nối facebook
     TỪ KHÓA ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT