Chủ đề: Sự thật về bài thuốc đông y: uống nước lá tía tô cho dễ đẻ!

Mình đang mang thai nên những kinh nghiệm rỉ tai nhau của các mẹ, những người đi trước mình đều phải "ngâm cứu" kỹ lưỡng mới dám áp dụng. Nhiều nguồn thông tin nói về việc sử  dụng bài thuốc "uống nước tía tô cho mau nở, dễ sinh" để thời gian chờ đợi không bị kéo dài gây đau lâu cho thai phụ trong quá trình vượt cạn, mình cũng thắc mắc lắm. Sao nó lại diệu kỳ đến như vậy nhỉ? 

Không ít mẹ bầu khi ngày sinh cận kề rỉ tai nhau kinh nghiệm đẻ dễ, đẻ không đau với hoa, lá thảo dược. Chẳng hạn, khi đau chuyển dạ thì uống khoảng 1 lít nước đun sôi lá tía tô giúp dễ sinh.

Trên một số diễn đàn, nhiều mẹ còn chia sẻ các  cách giảm đau đẻ, đẻ dễ với hoa hướng dương khô (mua ở hàng thuốc bắc). Theo kinh nghiệm của một số mẹ thì khi đau đẻ, mẹ hãy uống 500ml nước hoa hướng dương khô còn ấm thì cuộc “vượt cạn” sẽ trôi chảy, dễ dàng, thậm chí còn “không phải khâu một mũi nào”…

Nhiều mẹ tưởng hoa hướng dương với lá tía tô là những hoa, lá lành tính nên thoải mái dùng mà không lo tác dụng phụ nào. Thực tế, giảm đau đẻ, dễ đẻ theo cách trên không an toàn như mẹ vẫn tưởng.

nước lá tía tô

Nước lá tía tô có tác dụng trị ốm nghén rất hiệu quả

Nhiều tác dụng phụ nguy hiểm

Tuy nhiên, chuyên gia cho biết, đây chỉ là những kinh nghiệm truyền miệng. Không có một cơ sở khoa học nào nói các loại hoa hướng dương, lá tía tô hay dứa dùng để giảm đau trong quá trình chuyển dạ của bà bầu. Hiện cũng chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về tác dụng này.

Theo Đông y, tía tô có tính ấm, vị cay, dùng trị cảm mạo. Uống nhiều nước lá tía tô có thể bị cao huyết áp, đau bụng. Đông y cũng ghi nhận những công dụng của lá tía tô với phụ nữ mang thai nhưng chưa thấy có công dụng đẻ dễ, đẻ không đau với lá tía tô.

Tía tô kết hợp với một số vị thuốc bắc có tác dụng trị ốm nghén; trị thai phụ bị phù nề, ho, nhiều đờm hay những thai phụ bị đau lưng, ra huyết. Tuy nhiên, liều lượng thế nào, cách sử dụng ra sao phải nhờ tới bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thăm khám, kê đơn.

Còn hoa hướng dương theo Đông y, có vị ngọt, tính ấm, không độc có công dụng trị phù, đau mặt, đau răng… Đông y cũng chưa ghi nhận tác dụng giảm đau đẻ, giúp đẻ dễ dàng của hoa hướng dương tươi hay khô. Kinh nghiệm uống nước hoa hướng dương cho dễ đẻ chỉ là do các mẹ truyền miệng, rỉ tai nhau nên thiếu chứng cứ khoa học.

Thậm chí một số tài liệu còn cho thấy, phụ nữ mang thai không được dùng nước hoa hướng dương để uống vì có thể dẫn tới sảy thai.

(Sưu tầm)

Chủ đề liên quan

Bạn có chủ đề muốn thảo luận?
Thêm chủ đề
Quản lý chủ đề
 Được quan tâm nhất
 Thành viên nổi bật trong tuần
  • Loan Thanh
    • 802 chủ đề | 
    • 32072 trả lời
    tích lũy được 8614 điểm
    1
  • Phạm Ngọc Ánh
    • 930 chủ đề | 
    • 10311 trả lời
    tích lũy được 7381 điểm
    2
  • Uyen Van
    • 456 chủ đề | 
    • 8896 trả lời
    tích lũy được 6834 điểm
    3
  • Mẹ Suti
    • 987 chủ đề | 
    • 12490 trả lời
    tích lũy được 6739 điểm
    4
  • Kim Thoa Bui Thi
    • 801 chủ đề | 
    • 10132 trả lời
    tích lũy được 6058 điểm
    5
 Kết nối facebook
 TỪ KHÓA ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT